Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

 

 

A Lưới: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, sớm đi vào cuộc sống với tinh thần quyết tâm chính trị cao
Số lượt xem 5722Ngày cập nhật 03/09/2020

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Trang thông tin điện tử Huyện ủy A Lưới, xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí TUV, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu: "A Lưới: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, sớm đi vào cuộc sống với tinh thần quyết tâm chính trị cao"

Sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới thành công rực rỡ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc, nhanh chóng hoàn thành các hồ sơ, thủ tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, triển khai xây dựng các văn bản quan trọng và các nhiệm vụ trọng tâm sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Đại biểu biếu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII

1. Kế thừa những kết quả đạt được ở nhiệm kỳ trước, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định Mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy nội lực ý chí, khát vọng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp (với tỷ trọng: Nông nghiệp chiếm 45%, Dịch vụ chiếm 35% và Công nghiệp chiếm 20%)”.

Theo đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định 15 chỉ tiêu cụ thể, 07 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, tập trung 02 Chương trình trọng điểm: (1)Chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. (2)Chương trình phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. 04 đột phá chiến lược, gồm: (1)Đột phá về nội lực người dân; (2)Đột phá về công tác cán bộ; (3)Đột phá về nông nghiệp; (4)Đột phá về phát triển du lịch. Nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh với phương châm: “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển”.

2. Sau thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, Ban Thường vụ Huyện ủy khóa mới đã chỉ đạo việc quán triệt, triển khai, học tập, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với Chương trình hành động được đại hội Đảng bộ; sớm đưa Nghị quyết của Đại hội đi vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu, tháng đầu sau đại hội; tránh bệnh hình thức, duy ý chí, đại hội xong là nghị quyết cất vào tủ, vào lưu trữ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ huyện phải xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng bộ, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên có trách nhiệm nghiên cứu sâu các nội dung của Nghị quyết, liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị của mình. Chỉ đạo việc xây dựng quy chế và các chương trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Ban hành quy chế làm việc, chương trình làm việc, chương trình kiểm tra - giám sát toàn khóa và hàng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trình Huyện ủy thông qua vào phiên họp thứ hai, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9/2020. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thành các nghị quyết, kế hoạch, kết luận chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả cao nhất.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới (khóa XII)

3. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện A Lưới xác định phải làm tốt những nội dung cụ thể, then chốt đó là: Chú trọng công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; phát huy tốt sự nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong mọi mặt công tác; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn hệ thống chính trị. Đồng thời, phải bám sát, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các chủ trương, định hướng của Đảng phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp, nhất là các giải pháp trọng tâm, đột phá; mở rộng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân; tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Việc tăng trưởng kinh tế - xã hội phải được thực hiện theo đúng quy hoạch gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; từng bước đưa thương mại, dịch vụ và du lịch trở thành nguồn thu chính ngân sách của địa trong tương lai. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, thể dục thể thao, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống.

Riêng lĩnh vực kinh tế nông nghiệp: Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Song song với đó, tập trung xây dựng đề án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp xanh và bền vững. Đồng thời hoàn thiện hệ thống giao thông vào các khu sản xuất. Quan tâm công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các loại sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi, như: Chuối hàng hóa, Bò vàng, heo bản,…các sản phẩm thủ công truyền thống, như: Zèng, đồ đan lát bằng mây, tre,… thông qua các Phiên chợ vùng cao, các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư. Qua đó, kiến nghị với tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư chế biến và trồng dược liệu bằng nhiều hình thức trên địa bàn huyện; có chính sách trợ cước vận chuyển cho các doanh nghiệp thu mua các loại nông sản và trợ giá cho người trồng các loại cây hàng hóa tối thiểu bằng chi phí sản xuất, khi giá xuống quá thấp để duy trì vùng nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới. Thứ hai, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, như: Vùng sản xuất lúa nước, ngô lai, ngô sinh khối tại các xã: Sơn thủy, A Roàng, Lâm Đớt, Quảng Nhâm; chăn nuôi đại gia súc tại Đông Sơn, Hồng Thượng, Hồng Thủy, A Ngo; trồng rừng kinh tế ở các xã còn lại và trên các diện tích đất trống, đồi trọc. Xây dựng mô hình mỗi xã/ thị trấn (gọi chung là xã) một sản phẩm truyền thống, đặc trưng theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các xã cần lựa chọn đúng sản phẩm chủ lực, có lợi thế về chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ; xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, tránh tình trạng làm theo phong trào, dàn trải... Tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển rừng, chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất; đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; tập trung phát triển kinh doanh rừng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ về giống để tăng sản lượng và giá trị nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy gỗ. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình thí điểm xây dựng hệ thống quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm chứng nhận theo VFCS/ PEFC đang được thực hiện ở một số khu rừng trên địa bàn huyện.

Đoàn Chủ tịch Đại hội khóa XII nhận hoa của Đảng bộ tỉnh

Đảng bộ huyện, tập trung kiện toàn, sắp xếp mô hình tổ chức đảng đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý, phát huy vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng. Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ từ đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch, bố trí, luân chuyển, điều động và chính sách cán bộ…

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống. Tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận quan tâm về đất đai, đất công, các công trình xây dựng cơ bản đang bỏ dở, về quản lý tài chính ngân sách, về đời sống của người dân ở các dự án thủy điện, ở các khu tái định cư thủy điện, làng Thanh niên lập nghiệp; giải quyết dứt điểm đơn thư tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên. Chủ động phát hiện và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên về các lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, tài nguyên,...

Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân về công tác dân vận và tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Không ngừng phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, khắc phục lối làm việc quan liêu mệnh lệnh, hành chính hóa.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của tổ chức đảng theo hướng tăng cường kỷ cương, kỷ luật đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng. Nâng cao tính chủ động sáng tạo, tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động của cơ quan tổ chức đảng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH Trung ương, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (đối với cấp huyện thực hiện Quy định số 101- QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư và Quy định số 55-QĐ/TW của ngày 19/12/2016 của Bộ Chính); xác định đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.

Với tinh thần chủ động và quyết tâm chính trị cao của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc toàn huyện, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII sẽ sớm đi vào cuộc sống, xây dựng quê hương A Lưới ngày càng văn minh, giàu đẹp; góp phần cùng với Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.

Nguyễn Thị Sửu
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.878.969
Truy cập hiện tại 218

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
A Lưới: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, sớm đi vào cuộc sống với tinh thần quyết tâm chính trị cao
Số lượt xem 5727Ngày cập nhật 03/09/2020

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Trang thông tin điện tử Huyện ủy A Lưới, xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí TUV, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu: "A Lưới: Đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, sớm đi vào cuộc sống với tinh thần quyết tâm chính trị cao"

Sau Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới thành công rực rỡ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc, nhanh chóng hoàn thành các hồ sơ, thủ tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, triển khai xây dựng các văn bản quan trọng và các nhiệm vụ trọng tâm sớm đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

Đại biểu biếu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII

1. Kế thừa những kết quả đạt được ở nhiệm kỳ trước, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định Mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy nội lực ý chí, khát vọng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp (với tỷ trọng: Nông nghiệp chiếm 45%, Dịch vụ chiếm 35% và Công nghiệp chiếm 20%)”.

Theo đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện A Lưới, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định 15 chỉ tiêu cụ thể, 07 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, tập trung 02 Chương trình trọng điểm: (1)Chương trình giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. (2)Chương trình phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. 04 đột phá chiến lược, gồm: (1)Đột phá về nội lực người dân; (2)Đột phá về công tác cán bộ; (3)Đột phá về nông nghiệp; (4)Đột phá về phát triển du lịch. Nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh với phương châm: “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển”.

2. Sau thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, Ban Thường vụ Huyện ủy khóa mới đã chỉ đạo việc quán triệt, triển khai, học tập, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với Chương trình hành động được đại hội Đảng bộ; sớm đưa Nghị quyết của Đại hội đi vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu, tháng đầu sau đại hội; tránh bệnh hình thức, duy ý chí, đại hội xong là nghị quyết cất vào tủ, vào lưu trữ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ huyện phải xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng bộ, sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên có trách nhiệm nghiên cứu sâu các nội dung của Nghị quyết, liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị của mình. Chỉ đạo việc xây dựng quy chế và các chương trình liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Ban hành quy chế làm việc, chương trình làm việc, chương trình kiểm tra - giám sát toàn khóa và hàng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trình Huyện ủy thông qua vào phiên họp thứ hai, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9/2020. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện thành các nghị quyết, kế hoạch, kết luận chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả cao nhất.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới (khóa XII)

3. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện A Lưới xác định phải làm tốt những nội dung cụ thể, then chốt đó là: Chú trọng công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; phát huy tốt sự nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong mọi mặt công tác; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn hệ thống chính trị. Đồng thời, phải bám sát, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các chủ trương, định hướng của Đảng phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp, nhất là các giải pháp trọng tâm, đột phá; mở rộng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân; tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Việc tăng trưởng kinh tế - xã hội phải được thực hiện theo đúng quy hoạch gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; từng bước đưa thương mại, dịch vụ và du lịch trở thành nguồn thu chính ngân sách của địa trong tương lai. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển văn hóa, thể dục thể thao, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong mọi tình huống.

Riêng lĩnh vực kinh tế nông nghiệp: Thứ nhất, cần đẩy mạnh việc cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Song song với đó, tập trung xây dựng đề án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp xanh và bền vững. Đồng thời hoàn thiện hệ thống giao thông vào các khu sản xuất. Quan tâm công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân; tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các loại sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi, như: Chuối hàng hóa, Bò vàng, heo bản,…các sản phẩm thủ công truyền thống, như: Zèng, đồ đan lát bằng mây, tre,… thông qua các Phiên chợ vùng cao, các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư. Qua đó, kiến nghị với tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư chế biến và trồng dược liệu bằng nhiều hình thức trên địa bàn huyện; có chính sách trợ cước vận chuyển cho các doanh nghiệp thu mua các loại nông sản và trợ giá cho người trồng các loại cây hàng hóa tối thiểu bằng chi phí sản xuất, khi giá xuống quá thấp để duy trì vùng nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững của huyện A Lưới. Thứ hai, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng, như: Vùng sản xuất lúa nước, ngô lai, ngô sinh khối tại các xã: Sơn thủy, A Roàng, Lâm Đớt, Quảng Nhâm; chăn nuôi đại gia súc tại Đông Sơn, Hồng Thượng, Hồng Thủy, A Ngo; trồng rừng kinh tế ở các xã còn lại và trên các diện tích đất trống, đồi trọc. Xây dựng mô hình mỗi xã/ thị trấn (gọi chung là xã) một sản phẩm truyền thống, đặc trưng theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), các xã cần lựa chọn đúng sản phẩm chủ lực, có lợi thế về chi phí sản xuất và thị trường tiêu thụ; xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, tránh tình trạng làm theo phong trào, dàn trải... Tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển rừng, chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất; đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; tập trung phát triển kinh doanh rừng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ về giống để tăng sản lượng và giá trị nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy gỗ. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình thí điểm xây dựng hệ thống quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm chứng nhận theo VFCS/ PEFC đang được thực hiện ở một số khu rừng trên địa bàn huyện.

Đoàn Chủ tịch Đại hội khóa XII nhận hoa của Đảng bộ tỉnh

Đảng bộ huyện, tập trung kiện toàn, sắp xếp mô hình tổ chức đảng đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý, phát huy vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức đảng. Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên. Thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ từ đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, quy hoạch, bố trí, luân chuyển, điều động và chính sách cán bộ…

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn hệ thống. Tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận quan tâm về đất đai, đất công, các công trình xây dựng cơ bản đang bỏ dở, về quản lý tài chính ngân sách, về đời sống của người dân ở các dự án thủy điện, ở các khu tái định cư thủy điện, làng Thanh niên lập nghiệp; giải quyết dứt điểm đơn thư tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên. Chủ động phát hiện và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên về các lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính, tài nguyên,...

Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân về công tác dân vận và tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Không ngừng phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, lấy tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính, khắc phục lối làm việc quan liêu mệnh lệnh, hành chính hóa.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của tổ chức đảng theo hướng tăng cường kỷ cương, kỷ luật đi đôi với mở rộng dân chủ trong Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng. Nâng cao tính chủ động sáng tạo, tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động của cơ quan tổ chức đảng.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của BCH Trung ương, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (đối với cấp huyện thực hiện Quy định số 101- QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư và Quy định số 55-QĐ/TW của ngày 19/12/2016 của Bộ Chính); xác định đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.

Với tinh thần chủ động và quyết tâm chính trị cao của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc toàn huyện, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII sẽ sớm đi vào cuộc sống, xây dựng quê hương A Lưới ngày càng văn minh, giàu đẹp; góp phần cùng với Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.

Nguyễn Thị Sửu
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày