Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Cán bộ, đảng viên cần nâng cao trách nhiệm công dân, cảnh giác trước khi sử dụng, giao lưu với mạng xã hội
Số lượt xem 9990Ngày cập nhật 21/06/2019

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019) và tròn một năm Trang thông tin điện tử Huyện ủy ra đời, là thành viên Ban biên tập xin trân trọng chúc mừng đến các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Biên tập, Tổ thư ký, Cộng tác viên và quý bạn đọc dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, chúc quý vị có nhiều niềm vui trong cuộc sống, thành công trong công việc và nhớ thường xuyên truy cập vào Trang thông tin điện tử Huyện ủy (www.huyenuyaluoi.vn) để cập nhật thông tin của huyện A Lưới, đây là Trang thông tin, là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện A Lưới trên mạng Internet. Nhân dịp này, Ban biên tập xin giới thiệu bài viết về việc “Cán bộ, đảng viên cần nâng cao trách nhiệm công dân, cảnh giác trước khi sử dụng, giao lưu với mạng xã hội”, mỗi cán bộ, đảng viên và đọc giả cùng nhau suy ngẫm và tự rút ra bài học kinh nghiệm.

 

Họp Ban biên tập, Tổ giúp việc Trang TTĐT Huyện ủy A Lưới

Như chúng ta đã nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa X), về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet, trong đó Chỉ thị đã chỉ rõ: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp với sự phát triển của công nghệ Internet, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để chi phối, làm chủ thông tin; lấy thông tin tích cực, chính thống lấn át, đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, xấu độc, phản động trên Internet. Coi trọng tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng Internet tuân thủ luật pháp, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa, biết phân biệt đúng sai, thật giả, tích cực đấu tranh phê phán với các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, độc hại trên Internet đi đôi với tăng cường quản lý thông tin trên Internet. Khuyến khích khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của Internet nói chung, báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet nói riêng. Đồng thời, tăng cường rà soát, bổ sung những chế tài đủ mạnh đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đời tư các cá nhân, tổ chức, công dân, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và gieo rắc sản phẩm văn hóa đồi trụy”. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng Internet, đứng thứ 18 về tỷ lệ người dân sử dụng Internet và 01 trong 10 nước có lượng người dùng mạng Internet.

Biểu tượng ứng xử thế nào khi phát ngôn trên mạng xã hội (ảnh tư liệu)

Cách đây trên 20 năm, trong cán bộ, đảng viên chúng ta không ai dám nghỉ rằng, ngồi ở huyện A Lưới mà bạn có thể kết nối, giao lưu, chia sẽ, trao đổi thông tin với những người thân quen trên khắp thế giới; và giờ đây nhờ sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội (MXH) đã đem lại nhiều tiện ích, kết nối vạn vật và mọi người lại gần với nhau; đồng thời, việc chia sẻ thông tin nhanh chóng, thuận tiện, giúp người sử dụng chủ động hơn trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, trong môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như vũ bão hiện nay, MXH cũng như con dao hai lưỡi; nhiều người dân trong đó có cán bộ, đảng viên chúng ta rất khó phân biệt thông tin đưa lên MXH đâu là tin thật, đâu là tin giả; vì thế, thời gian qua đã có không ít thông tin trên MXH hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, vu khống... được tung lên mạng nên dễ bị lợi dụng và trở thành những tin tức giả mạo, gây hoang mang và bất bình trong dư luận, kéo theo tình trạng nhiễu loạn thông tin, có thể gây ra những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội. 

Ngày nay, mạng xã hội đã và đang có tầm ảnh hưởng ngày rộng lớn; thông qua mạng xã hội, mọi người có thể dễ dàng nắm bắt, chia sẻ một lượng thông tin khổng lồ, với tốc độ lan truyền nhanh chóng; đồng thời cũng giúp cán bộ, đảng viên và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phản ánh, kiến nghị ý kiến của mình từ đó các cơ quan chức năng sớm nắm bắt được để giải quyết kịp thời, không để phát sinh phức tạp.

Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới, nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là UBND huyện đã sử dụng sự tiện ích của mạng xã hội (Facebook) để tiếp nhận ý kiến phản ảnh của công dân, về các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội; thông qua kết nối mạng Facebook Văn phòng HĐND - UBND huyện, thông báo nhanh các thông tin liên quan đến hoạt động công vụ cho lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc;..Thông qua kênh này, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn có thể dễ dàng tiếp cận hoặc góp ý kiến cho các cơ quan, đơn vị chức năng một cách nhanh nhất. Mới gần đây, ở Huyện ủy ngoài Trang thông tin điện tử ra đời tròn một năm, BTV Huyện ủy đã chỉ đạo Văn phòng đưa vào sử dụng các phần mềm như: Lịch làm việc Huyện ủy, Gửi, nhận văn bản, Theo dõi và quản lý công việc, Thư điện tử công vụ, tạo nên bước đột phá trong các hoạt động hành chính của cơ quan Đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của MXH đem đến, thì mặt trái của nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, mà mỗi cán bộ, đảng viên và người dân khi sử dụng phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, phản động cũng triệt để lợi dụng sự tiện ích này để đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt hoặc kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta dưới mọi hình thức. Chúng lập ra các website, blog, sử dụng nhiều tài khoản Facebook để nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật, giả lẫn lộn, cắt ghép hình ảnh, tán phát, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của người đọc. Đặc biệt, trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của quê hương, đất nước, các phần tử xấu đã thông qua Facebook, Zalo đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin bóp méo sự thật, để đả kích, châm biếm xuyên tạc; hạ uy tín, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan trong hệ thống chính trị, gây hoài nghi trong nhân dân, chia rẽ lòng dân, ý Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Các thế lực thù địch, phản động đã chọn mạng xã hội như một “mặt trận" mới để tăng cường chống phá chế độ của ta.

Từ thực tế nêu trên, mỗi người dân trên địa bàn huyện A Lưới, nhất là cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động của các cá nhân, tổ chức có ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta để không bị chúng móc nối, kích động, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân khi sử dụng phải tự bảo vệ bản thân mình, trước những vấn đề sai trái của MXH, cần biết sàng lọc “gạn đục khơi trong”, nhận rõ tính hai mặt của MXH, nhất là mặt tiêu cực, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá, các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội; xây dựng lối ứng xử văn minh trên mạng, không chạy theo và cổ súy cho những xu hướng lệch chuẩn, đi ngược lại truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc; không tham gia bình luận, không chia sẻ những thông tin xấu, độc trên MXH. Đặc biệt, mọi người dân nhất là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trên địa bàn, cần hết sức cảnh giác khi tiếp cận những thông tin được đăng tải từ những trang không chính thống, giả mạo, có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc do cá nhân, phần tử xấu lập ra. Khi tiếp nhận được những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, hãy chủ động tìm kiếm từ các trang báo chí, thông tin điện tử chính thống để so sánh, đối chiếu. Nếu không xác định được nguồn gốc, động cơ, mục đích của thông tin và người chia sẻ thông tin, cần bình tĩnh, thận trọng khi bình luận, phát tán thông tin.

Ngoài ra, các tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần thường xuyên quan tâm quán triệt, tuyên truyền, trang bị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, không giao động trước các luồng thông tin không chính thống, thể hiện thái độ tích cực luôn tìm kiếm, chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, hạn chế tìm đọc các thông tin tiêu cực, không rõ nguồn gốc; mỗi người phải biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, lệch lạc một cách hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có quyền tự do sử dụng MXH; tuy nhiên hành vi lợi dụng MXH để bôi nhọ, vu cáo, gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; thì tùy từng mức độ, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật của Việt nam; mỗi cán bộ, đảng viên và người dân sử dụng MXH cần hiểu rằng, việc bản thân mình đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc lên MXH là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức; những hành vi này nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phạm vào một trong các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Luật các quốc gia trên thế giới vễ xử phát đơn vị cung cấp dịch vụ đăng tin xấu trên MXH

Do vậy, trước tiên và hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân sử dụng mạng xã hội, phải có sự hiểu biết pháp luật, tự đề kháng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; đồng thời nêu cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng, không nghe theo hoặc tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, vu khống. Nếu không hiểu biết pháp luật, mỗi người sử dụng mạng xã hội hoàn toàn có thể vô ý gây ra những hậu quả rất khó lường. Và điều quan trọng không kém là mỗi một cán bộ, đảng viên và người dân, với tư cách là độc giả, phải biết lựa chọn và tỉnh táo trước các thông tin lĩnh hội được; chúng ta có khái niệm “ăn kiêng”, biết lựa chọn thực phẩm nào hợp với mình; tương tự, chúng ta cũng cần có chế độ “ăn kiêng” về MXH, tức là không chỉ đọc và xem cái gì thấy trên MXH, mà cần biết chắt lọc để chỉ tiêu thụ những thông tin bổ ích, tốt cho sức khỏe và nâng cao chất lượng của thông tin đó. Với nhận thức đầy đủ và am hiểu về pháp luật chúng ta tin tưởng rằng việc phát huy những lợi ích của MXH vào đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn, “Hãy là người thông thái khi sử dụng mạng xã hội”. Nhân dịp Ngày nhà báo cách mạng Việt Nam 21//6/2019 xin có đôi điều cùng trao đổi với bạn đọc/.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.889.123
Truy cập hiện tại 4.282

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Cán bộ, đảng viên cần nâng cao trách nhiệm công dân, cảnh giác trước khi sử dụng, giao lưu với mạng xã hội
Số lượt xem 9993Ngày cập nhật 21/06/2019

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019) và tròn một năm Trang thông tin điện tử Huyện ủy ra đời, là thành viên Ban biên tập xin trân trọng chúc mừng đến các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Biên tập, Tổ thư ký, Cộng tác viên và quý bạn đọc dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, chúc quý vị có nhiều niềm vui trong cuộc sống, thành công trong công việc và nhớ thường xuyên truy cập vào Trang thông tin điện tử Huyện ủy (www.huyenuyaluoi.vn) để cập nhật thông tin của huyện A Lưới, đây là Trang thông tin, là tiếng nói của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện A Lưới trên mạng Internet. Nhân dịp này, Ban biên tập xin giới thiệu bài viết về việc “Cán bộ, đảng viên cần nâng cao trách nhiệm công dân, cảnh giác trước khi sử dụng, giao lưu với mạng xã hội”, mỗi cán bộ, đảng viên và đọc giả cùng nhau suy ngẫm và tự rút ra bài học kinh nghiệm.

 

Họp Ban biên tập, Tổ giúp việc Trang TTĐT Huyện ủy A Lưới

Như chúng ta đã nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa X), về phát triển và tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet, trong đó Chỉ thị đã chỉ rõ: “Không ngừng đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo kịp với sự phát triển của công nghệ Internet, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chủ động, kiên trì thúc đẩy phát triển đúng hướng đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo chủ động định hướng, cung cấp thông tin kịp thời để chi phối, làm chủ thông tin; lấy thông tin tích cực, chính thống lấn át, đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, xấu độc, phản động trên Internet. Coi trọng tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng Internet tuân thủ luật pháp, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa, biết phân biệt đúng sai, thật giả, tích cực đấu tranh phê phán với các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, độc hại trên Internet đi đôi với tăng cường quản lý thông tin trên Internet. Khuyến khích khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của Internet nói chung, báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet nói riêng. Đồng thời, tăng cường rà soát, bổ sung những chế tài đủ mạnh đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đời tư các cá nhân, tổ chức, công dân, kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và gieo rắc sản phẩm văn hóa đồi trụy”. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng Internet, đứng thứ 18 về tỷ lệ người dân sử dụng Internet và 01 trong 10 nước có lượng người dùng mạng Internet.

Biểu tượng ứng xử thế nào khi phát ngôn trên mạng xã hội (ảnh tư liệu)

Cách đây trên 20 năm, trong cán bộ, đảng viên chúng ta không ai dám nghỉ rằng, ngồi ở huyện A Lưới mà bạn có thể kết nối, giao lưu, chia sẽ, trao đổi thông tin với những người thân quen trên khắp thế giới; và giờ đây nhờ sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội (MXH) đã đem lại nhiều tiện ích, kết nối vạn vật và mọi người lại gần với nhau; đồng thời, việc chia sẻ thông tin nhanh chóng, thuận tiện, giúp người sử dụng chủ động hơn trong cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, trong môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như vũ bão hiện nay, MXH cũng như con dao hai lưỡi; nhiều người dân trong đó có cán bộ, đảng viên chúng ta rất khó phân biệt thông tin đưa lên MXH đâu là tin thật, đâu là tin giả; vì thế, thời gian qua đã có không ít thông tin trên MXH hoàn toàn bịa đặt, xuyên tạc, vu khống... được tung lên mạng nên dễ bị lợi dụng và trở thành những tin tức giả mạo, gây hoang mang và bất bình trong dư luận, kéo theo tình trạng nhiễu loạn thông tin, có thể gây ra những tác động tiêu cực trong đời sống xã hội. 

Ngày nay, mạng xã hội đã và đang có tầm ảnh hưởng ngày rộng lớn; thông qua mạng xã hội, mọi người có thể dễ dàng nắm bắt, chia sẻ một lượng thông tin khổng lồ, với tốc độ lan truyền nhanh chóng; đồng thời cũng giúp cán bộ, đảng viên và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phản ánh, kiến nghị ý kiến của mình từ đó các cơ quan chức năng sớm nắm bắt được để giải quyết kịp thời, không để phát sinh phức tạp.

Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới, nhiều cơ quan, đơn vị, đặc biệt là UBND huyện đã sử dụng sự tiện ích của mạng xã hội (Facebook) để tiếp nhận ý kiến phản ảnh của công dân, về các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội; thông qua kết nối mạng Facebook Văn phòng HĐND - UBND huyện, thông báo nhanh các thông tin liên quan đến hoạt động công vụ cho lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc;..Thông qua kênh này, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn có thể dễ dàng tiếp cận hoặc góp ý kiến cho các cơ quan, đơn vị chức năng một cách nhanh nhất. Mới gần đây, ở Huyện ủy ngoài Trang thông tin điện tử ra đời tròn một năm, BTV Huyện ủy đã chỉ đạo Văn phòng đưa vào sử dụng các phần mềm như: Lịch làm việc Huyện ủy, Gửi, nhận văn bản, Theo dõi và quản lý công việc, Thư điện tử công vụ, tạo nên bước đột phá trong các hoạt động hành chính của cơ quan Đảng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của MXH đem đến, thì mặt trái của nó cũng kéo theo nhiều hệ lụy, mà mỗi cán bộ, đảng viên và người dân khi sử dụng phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với các thế lực thù địch, phản động cũng triệt để lợi dụng sự tiện ích này để đăng tải những thông tin sai trái, bịa đặt hoặc kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta dưới mọi hình thức. Chúng lập ra các website, blog, sử dụng nhiều tài khoản Facebook để nhào nặn, trộn lẫn thông tin thật, giả lẫn lộn, cắt ghép hình ảnh, tán phát, nhằm thu hút sự hiếu kỳ của người đọc. Đặc biệt, trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, của quê hương, đất nước, các phần tử xấu đã thông qua Facebook, Zalo đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin bóp méo sự thật, để đả kích, châm biếm xuyên tạc; hạ uy tín, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan trong hệ thống chính trị, gây hoài nghi trong nhân dân, chia rẽ lòng dân, ý Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Các thế lực thù địch, phản động đã chọn mạng xã hội như một “mặt trận" mới để tăng cường chống phá chế độ của ta.

Từ thực tế nêu trên, mỗi người dân trên địa bàn huyện A Lưới, nhất là cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn tán phát thông tin sai trái, phản động của các cá nhân, tổ chức có ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta để không bị chúng móc nối, kích động, dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân khi sử dụng phải tự bảo vệ bản thân mình, trước những vấn đề sai trái của MXH, cần biết sàng lọc “gạn đục khơi trong”, nhận rõ tính hai mặt của MXH, nhất là mặt tiêu cực, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá, các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội; xây dựng lối ứng xử văn minh trên mạng, không chạy theo và cổ súy cho những xu hướng lệch chuẩn, đi ngược lại truyền thống thuần phong mỹ tục của dân tộc; không tham gia bình luận, không chia sẻ những thông tin xấu, độc trên MXH. Đặc biệt, mọi người dân nhất là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên trên địa bàn, cần hết sức cảnh giác khi tiếp cận những thông tin được đăng tải từ những trang không chính thống, giả mạo, có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc do cá nhân, phần tử xấu lập ra. Khi tiếp nhận được những thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, hãy chủ động tìm kiếm từ các trang báo chí, thông tin điện tử chính thống để so sánh, đối chiếu. Nếu không xác định được nguồn gốc, động cơ, mục đích của thông tin và người chia sẻ thông tin, cần bình tĩnh, thận trọng khi bình luận, phát tán thông tin.

Ngoài ra, các tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần thường xuyên quan tâm quán triệt, tuyên truyền, trang bị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, không giao động trước các luồng thông tin không chính thống, thể hiện thái độ tích cực luôn tìm kiếm, chia sẻ những thông tin hay, bổ ích, hạn chế tìm đọc các thông tin tiêu cực, không rõ nguồn gốc; mỗi người phải biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, lệch lạc một cách hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có quyền tự do sử dụng MXH; tuy nhiên hành vi lợi dụng MXH để bôi nhọ, vu cáo, gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; thì tùy từng mức độ, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật của Việt nam; mỗi cán bộ, đảng viên và người dân sử dụng MXH cần hiểu rằng, việc bản thân mình đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc lên MXH là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức; những hành vi này nếu gây hậu quả nghiêm trọng, có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phạm vào một trong các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Luật các quốc gia trên thế giới vễ xử phát đơn vị cung cấp dịch vụ đăng tin xấu trên MXH

Do vậy, trước tiên và hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân sử dụng mạng xã hội, phải có sự hiểu biết pháp luật, tự đề kháng, tự bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, tiêu cực; đồng thời nêu cao ý thức cảnh giác, sàng lọc thông tin trước khi tiếp cận, nghiên cứu, sử dụng, không nghe theo hoặc tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin xuyên tạc, vu khống. Nếu không hiểu biết pháp luật, mỗi người sử dụng mạng xã hội hoàn toàn có thể vô ý gây ra những hậu quả rất khó lường. Và điều quan trọng không kém là mỗi một cán bộ, đảng viên và người dân, với tư cách là độc giả, phải biết lựa chọn và tỉnh táo trước các thông tin lĩnh hội được; chúng ta có khái niệm “ăn kiêng”, biết lựa chọn thực phẩm nào hợp với mình; tương tự, chúng ta cũng cần có chế độ “ăn kiêng” về MXH, tức là không chỉ đọc và xem cái gì thấy trên MXH, mà cần biết chắt lọc để chỉ tiêu thụ những thông tin bổ ích, tốt cho sức khỏe và nâng cao chất lượng của thông tin đó. Với nhận thức đầy đủ và am hiểu về pháp luật chúng ta tin tưởng rằng việc phát huy những lợi ích của MXH vào đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn, “Hãy là người thông thái khi sử dụng mạng xã hội”. Nhân dịp Ngày nhà báo cách mạng Việt Nam 21//6/2019 xin có đôi điều cùng trao đổi với bạn đọc/.

       
Các tin khác
Xem tin theo ngày