Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Đoàn công tác Huyện ủy A Lưới thăm và làm việc với huyện Đakarông, tỉnh Quảng Trị
Số lượt xem 4358Ngày cập nhật 29/05/2020

Thực hiện Công văn số 817-CV/HU, ngày 25/5/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thành lập đoàn công tác đến học tập, nghiên cứu việc giảm nghèo bền vững tại huyện Đakarông, tỉnh Quảng trị; nhằm học hỏi và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2020 - 2025 của huyện A Lưới; đồng thời, học tập kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ cấp cơ sở, tiến tới đại hội đảng bộ cấp huyện.

Ngày 29/5/2020, Đoàn công tác huyện A Lưới do đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu dẫn đầu đã đến thăm mô hình trồng cây dược liệu sâm Bố chính và nuôi Hươu tại  xã Triệu Nguyên, huyện Đakarông, tỉnh Quảng trị. Tại đây, đồng chí Bí thư Huyện ủy và đoàn, được cán bộ xã giới thiệu mô hình trồng cây sâm Bố Chính của các hộ dân; cây sâm Bố Chính có thời gian trồng khoảng 9 tháng thì cho thu hoạch với năng suất từ 04 - 05 tạ/sào. Nếu thu hoạch đúng vụ, củ sâm già hơn, chất lượng tốt hơn thì bán giá 70.000 đồng/kg, cho lãi khoảng từ 15 - 17 triệu đồng/sào.

Cây sâm Bố Chính được trồng ở Quảng Trị (ảnh tư liệu VTH)

Được biết, cây sâm Bố Chính là một loài thực vật có hoa, thuộc họ cẩm quỳ, là loại sâm hoang dã bản địa của Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi Bố Chính vì cây sâm này được phát hiện và sử dụng làm dược liệu đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Bình). Sâm Bố Chính có dược tính rất cao, tương đương nhân sâm Hàn Quốc. Trước đây, sâm Bố Chính phân bố ở nhiều vùng thuộc miền Trung nhưng do thời gian, lịch sử, loài cây này càng trở nên quý hiếm. Cây sâm Bố Chính có dược tính cao, có một số tác dụng chính như điều trị ho, hạ sốt, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn, đau lưng, táo bón...Nhờ những tác dụng đó, sâm Bố Chính đang được tiêu thụ tốt trên thị trường.

Chuồng nuôi hươu lấy nhung ở xã Triệu Nguyên (ảnh: Tư liệu VTH)

Sau khi thăm mô hình trồng cây sâm Bố Chính, đoàn được xã dẫn đi thăm mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản, là một trong những mô hình hứa hẹn tạo cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập cho bà con nông dân ở xã miền núi này. Năm 2018, xã Triệu Nguyên bắt đầu xây dựng mô hình nuôi hươu sao lấy nhung theo hình thức cá nhân và theo nhóm hộ gia đình.  Đến nay đã có 19 hộ tham gia nuôi, với tổng đàn lên đến 58 con.

Tham vào mô hình nuôi hươu, các hộ dân đều được chính quyền xã hỗ trợ một phần kinh phí để mua con giống, chi phí xây dựng chuồng trại. Ngoài ra, thông qua các lớp tập huấn các hộ nuôi hươu sao sẽ được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, chăm sóc; kỹ thuật trồng cỏ và trồng thêm một số cây trồng khác trong vườn nhà tạo nguồn thức ăn ổn định cho hươu.

Trung bình một con hươu đực trưởng thành cho thu hoạch từ 0,7 đến 0,8 kg nhung/lần, mỗi năm 02 lần. Nhung hươu sao được coi là nguyên liệu quý, được người dùng ưa chuộng, sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Với giá nhung trên thị trường dao động từ 12 đến 15 triệu đồng/kg như hiện nay, mỗi con hươu sẽ cho thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/năm mà không tốn nhiều công sức.

Ảnh minh họa (internet)

Ngoài đi thăm hai mô hình trên, đoàn còn được dẫn đi thăm mô hình nuôi gà thả vườn (có nguồn góc giống gà Bắc Cạn) và mô hình trồng đậu đen thương phẩm. Theo đó: Giống gà Bắc Cạn có nhiều đặc điểm phù hợp với địa phương và điều kiện khả năng của gia đình vì đây là giống gà bản địa có nguồn gen quý ở Việt Nam; nhanh nhẹn, khỏe mạnh và sức đề kháng cao, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu; chất lượng thịt thơm ngon được thị trường đón nhận, nhiều bà con ở trong vùng có đám cỗ và một số nhà hàng đặt mua, gà được tuổi xuất bán đều được bán hết, mở ra hướng phát triển đầy hứa hẹn. Cây đậu đen xanh lòng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên khi thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, xã đã chú trọng quy hoạch đất sản xuất để trồng cây đậu đen. Do có chất lượng vượt trội, sản phẩm đậu đen xanh lòng trở thành sản phẩm đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng.

 Thiết nghĩ, huyện A Lưới là vùng đất phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu như: Cây Thiên Niên Kiện, cây Giảo Cổ Lam, cây An xoa,.. đang mộc nhiều ở dưới tán rừng; nên nghiên cứu điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng để đưa cây sâm Bố Chính vào trồng thử nghiệm, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập giúp thoát nghèo bền vững trong thời gian tới.

Các hình ảnh của đoàn đi thực tế tại xã Triệu Nguyên

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.887.345
Truy cập hiện tại 3.789

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Đoàn công tác Huyện ủy A Lưới thăm và làm việc với huyện Đakarông, tỉnh Quảng Trị
Số lượt xem 4361Ngày cập nhật 29/05/2020

Thực hiện Công văn số 817-CV/HU, ngày 25/5/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc thành lập đoàn công tác đến học tập, nghiên cứu việc giảm nghèo bền vững tại huyện Đakarông, tỉnh Quảng trị; nhằm học hỏi và tổ chức triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2020 - 2025 của huyện A Lưới; đồng thời, học tập kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ cấp cơ sở, tiến tới đại hội đảng bộ cấp huyện.

Ngày 29/5/2020, Đoàn công tác huyện A Lưới do đồng chí Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Sửu dẫn đầu đã đến thăm mô hình trồng cây dược liệu sâm Bố chính và nuôi Hươu tại  xã Triệu Nguyên, huyện Đakarông, tỉnh Quảng trị. Tại đây, đồng chí Bí thư Huyện ủy và đoàn, được cán bộ xã giới thiệu mô hình trồng cây sâm Bố Chính của các hộ dân; cây sâm Bố Chính có thời gian trồng khoảng 9 tháng thì cho thu hoạch với năng suất từ 04 - 05 tạ/sào. Nếu thu hoạch đúng vụ, củ sâm già hơn, chất lượng tốt hơn thì bán giá 70.000 đồng/kg, cho lãi khoảng từ 15 - 17 triệu đồng/sào.

Cây sâm Bố Chính được trồng ở Quảng Trị (ảnh tư liệu VTH)

Được biết, cây sâm Bố Chính là một loài thực vật có hoa, thuộc họ cẩm quỳ, là loại sâm hoang dã bản địa của Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi Bố Chính vì cây sâm này được phát hiện và sử dụng làm dược liệu đầu tiên ở Châu Bố Chính (nay là vùng Bố Trạch, Quảng Bình). Sâm Bố Chính có dược tính rất cao, tương đương nhân sâm Hàn Quốc. Trước đây, sâm Bố Chính phân bố ở nhiều vùng thuộc miền Trung nhưng do thời gian, lịch sử, loài cây này càng trở nên quý hiếm. Cây sâm Bố Chính có dược tính cao, có một số tác dụng chính như điều trị ho, hạ sốt, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn, đau lưng, táo bón...Nhờ những tác dụng đó, sâm Bố Chính đang được tiêu thụ tốt trên thị trường.

Chuồng nuôi hươu lấy nhung ở xã Triệu Nguyên (ảnh: Tư liệu VTH)

Sau khi thăm mô hình trồng cây sâm Bố Chính, đoàn được xã dẫn đi thăm mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản, là một trong những mô hình hứa hẹn tạo cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập cho bà con nông dân ở xã miền núi này. Năm 2018, xã Triệu Nguyên bắt đầu xây dựng mô hình nuôi hươu sao lấy nhung theo hình thức cá nhân và theo nhóm hộ gia đình.  Đến nay đã có 19 hộ tham gia nuôi, với tổng đàn lên đến 58 con.

Tham vào mô hình nuôi hươu, các hộ dân đều được chính quyền xã hỗ trợ một phần kinh phí để mua con giống, chi phí xây dựng chuồng trại. Ngoài ra, thông qua các lớp tập huấn các hộ nuôi hươu sao sẽ được hỗ trợ kỹ thuật nuôi, chăm sóc; kỹ thuật trồng cỏ và trồng thêm một số cây trồng khác trong vườn nhà tạo nguồn thức ăn ổn định cho hươu.

Trung bình một con hươu đực trưởng thành cho thu hoạch từ 0,7 đến 0,8 kg nhung/lần, mỗi năm 02 lần. Nhung hươu sao được coi là nguyên liệu quý, được người dùng ưa chuộng, sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Với giá nhung trên thị trường dao động từ 12 đến 15 triệu đồng/kg như hiện nay, mỗi con hươu sẽ cho thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/năm mà không tốn nhiều công sức.

Ảnh minh họa (internet)

Ngoài đi thăm hai mô hình trên, đoàn còn được dẫn đi thăm mô hình nuôi gà thả vườn (có nguồn góc giống gà Bắc Cạn) và mô hình trồng đậu đen thương phẩm. Theo đó: Giống gà Bắc Cạn có nhiều đặc điểm phù hợp với địa phương và điều kiện khả năng của gia đình vì đây là giống gà bản địa có nguồn gen quý ở Việt Nam; nhanh nhẹn, khỏe mạnh và sức đề kháng cao, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu; chất lượng thịt thơm ngon được thị trường đón nhận, nhiều bà con ở trong vùng có đám cỗ và một số nhà hàng đặt mua, gà được tuổi xuất bán đều được bán hết, mở ra hướng phát triển đầy hứa hẹn. Cây đậu đen xanh lòng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nên khi thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, xã đã chú trọng quy hoạch đất sản xuất để trồng cây đậu đen. Do có chất lượng vượt trội, sản phẩm đậu đen xanh lòng trở thành sản phẩm đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng.

 Thiết nghĩ, huyện A Lưới là vùng đất phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu như: Cây Thiên Niên Kiện, cây Giảo Cổ Lam, cây An xoa,.. đang mộc nhiều ở dưới tán rừng; nên nghiên cứu điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng để đưa cây sâm Bố Chính vào trồng thử nghiệm, nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số có thêm thu nhập giúp thoát nghèo bền vững trong thời gian tới.

Các hình ảnh của đoàn đi thực tế tại xã Triệu Nguyên

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày