Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

A Lưới: Phát huy tinh thần đoàn kết - hữu nghị, phối hợp bảo vệ an toàn hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào
Số lượt xem 4123Ngày cập nhật 12/06/2020
Lãnh đạo hai tỉnh khánh thành mốc đại 666 tại cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng

Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới dài 2.067 km, đi qua 10 cặp tỉnh biên giới phía Tây và Tây Bắc, do vậy, vấn đề biên giới lãnh thổ được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước hết sức quan tâm, coi trọng. Hai nước đã ký nhiều văn bản pháp lý quan trọng về biên giới lãnh thổ; đặc biệt là: “Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào”, ký ngày 18/7/1977, tạo cơ sở chính trị và pháp lý cho việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Từ đó, đường biên giới Việt Nam - Lào đã được hoạch định, phân giới cắm mốc; ghi nhận trong các Hiệp ước hoạch định, Nghị định thư phân giới cắm mốc và các văn bản pháp lý liên quan ký kết giữa hai nước; và được thể hiện rõ ràng trên bộ bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/50.000 xuất bản năm 2003.

Hội nghị tổng kết công tác tôn tạo, tăng dày mốc quốc giới Việt - Lào (ảnh: TGVN)

Nhằm xây dựng một hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và bảo vệ biên giới trong tình hình mới, từ năm 2008, hai nước đã phối hợp triển khai Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào. Trọng tâm của Dự án là tăng dày số lượng mốc, tôn tạo, xây mới mốc hiện có để làm rõ đường biên giới trên thực địa, không tiến hành phân giới lại, đồng thời hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đường biên giới Việt Nam - Lào.

BTVTW làm việc với lãnh đạo huyện A Lưới về TT tôn tạo, tăng dày môc quốc giới Việt - Lào

Theo đó, hai nước đã cắm 834 cột mốc chính tại 792 vị trí theo như kế hoạch ban đầu, đồng thời cắm bổ sung 168 cọc dấu tại 113 vị trí để làm rõ thêm đường biên giới ở một số khu vực (tổng số mốc trên toàn tuyến tăng gấp 4,5 lần so với trước, trung bình khoảng 2,6 km có một vị trí mốc hoặc cọc dấu). Trong quá trình này, hai bên đã phối hợp tổ chức 63 cuộc họp các cấp, gần 100 đoàn công tác liên ngành song phương và hàng nghìn cuộc họp, làm việc giữa các cặp tỉnh và các Đội cắm mốc liên hợp.

Hội nghị triển khai Nghị định 34 của Chính phủ năm 2012

Ngày 16/3/2016 tại Hà Nội, hai bên đã tổ chức Lễ Tổng kết công bố hoàn thành “Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” và ký Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 05/9/2017.

Kiểm tra mốc quốc giới Việt - Lào 441-1 tại địa bàn xã Hồng Trung, huyện A Lưới ảnh: intenet)

Thừa Thiên Huế có tuyến biên giới đất liền dài 84 km tiếp giáp với hai tỉnh Salavan và Sê kông - nước CHDCND Lào, đi qua huyện A Lưới và 02 huyện Sá Muội và Kà Lừm (Lào); có 12 xã/53 thôn biên giới thuộc huyện A Lưới. Trên địa bàn huyện A Lưới có hai cửa khẩu quốc gia: Hồng Vân - Cô Tai, A Đớt - Ta Vàng và 04 Đồn Biên phòng đang đóng quân, đây là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ biên giới quốc gia.

Mốc đại 445 tại cửa khẩu Hồng Vân - Cu tai địa bàn xã Hồng Vân, huyện A Lưới (ảnh: internet)

Hiện nay, toàn tuyến biên giới đi qua huyện A Lưới có 38 cột mốc, trong đó có 02 mốc đại, 09 mốc trung và 27 mốc tiểu; trung bình khoảng 2,15 km cắm một mốc. Cột mốc 645 và 666 là mốc đơn, cỡ đại, được khởi công xây dựng trên tuyến biên giới giữa huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế với huyện Sa Muội, tỉnh Sêkông và huyện Kà Lừm, tỉnh Salavan (tại hai cửa khẩu: A Đớt - Tà Vàng: Mốc 666 và Hồng Vân - Cô Tài: Mốc 645).

Kiểm tra mốc quốc giới Việt - Lào 446 tại địa bàn xã Hồng Trung, huyện A Lưới (ảnh: internet)

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trên khu vực 12 xã biên giới của huyện A Lưới đã có bước phát triển về kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh được củng cố, giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cán bộ và chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn biên giới từng bước được nâng cao. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ mốc giới quốc gia và chủ quyền an ninh biên giới; cũng như việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện việc phối hợp giữa các đồn Biên phòng với cấp ủy, chính quyền và người dân, nhất là đồng bào dân tộc trong việc bảo vệ tốt đường biên, cột mốc đúng theo Nghị định số 34 của Chính Phủ về Quy chế khu vực Biên giới đất liền trên địa bàn biên giới huyện.

Kiểm tra mốc quốc giới Việt - Lào 446 tại địa bàn xã Hồng Thái, huyện A Lưới (ảnh: internet)

Thông qua công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết, ý thức chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy chế khu vực biên giới như quy định về cư trú, đi lại, hoạt động khu vực biên giới, quy định đối với chính quyền và nhân dân trong quản lý, bảo vệ khu vực biên giới..., nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, phát hiện và kịp thời ngăn chặn âm mưu thủ đoạn tuyên truyền kích động của các phần tử xấu, động viên cổ vũ kịp thời phong trào quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm. Đặc biệt, trong thời gian phòng chống đại dịch COVID-19, các đồn Biên phòng đã phối hợp với các địa phương trên địa bàn biên giới, lập các chốt kiểm soát đường mòn, lối mở, để ngăn chặn và đưa người đi qua biên giới về khu tập trung cách ly của huyện.

Mốc đại 666 tại cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng địa bàn xã Lâm Đớt, huyện A Lưới 

Nhằm làm tốt công tác an ninh biên giới, đặc biệt, là việc bảo vệ an toàn, hữu nghị mốc quốc giới Việt - Lào trong thời gian tới; huyện A Lưới tiếp tục chú trọng ổn định dân cư khu vực 12 xã biên giới, không để dân cư đi lại tự do; tạo điều kiện về đất đai cho nhân dân sản xuất nhằm ổn định đời sống; trên cơ sở xác định rất rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống mốc quốc giới Việt - Lào; tiếp tục tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ hệ thống mốc quốc giới, đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của cả hệ thống chính trị, của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở tích cực tham gia quản lý, bảo vệ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên Phòng đóng trên địa bàn huyện; phát huy truyền thống mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước nói chung và Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới với hai tỉnh Salavan (huyện Sa-muội), Sêkông (huyện Kàlừm) nói riêng.

Kiểm tra mốc quốc giới Việt - Lào 673 tại địa bàn xã Hương Nguyên huyện A Lưới (ảnh: internet)

Mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, đã được các thế hệ cách mạng dày công vun đắp; đây là quan hệ đặc biệt, thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Giúp bạn tức là tự giúp mình”. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu trên các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; quan tâm xây dựng mối quan hệ kết nghĩa giữa các địa phương, các đơn vị; tăng cường giữ vững an ninh, trật tự khu vực biên giới và phối hợp chặt chẽ với các huyện bạn trong công tác phòng, chống tội phạm, giải quyết tốt và có hiệu quả tình trạng xâm canh, xâm cư, di cư tự do. Thực hiện tốt quy chế biên giới chủ trương, chính sách đối ngoại nhân dân./.

Kiểm tra mốc đại quốc giới Việt - Lào 666 của khẩu A Đớt - Tà Vàng, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới (ảnh: internet)

ĐTĐ
       
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.891.996
Truy cập hiện tại 328