Bài viết: Đảng bộ huyện A Lưới: Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng huyện ngày càng phát triển
Số lượt xem 164Ngày cập nhật 16/04/2024

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân, với khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Triệu Đại – TTXVN

Cách đây 70 năm, ngày 07/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, một trong những chiến công hiển hách, xứng đáng “Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh".

Khi đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bác hồ chỉ đạo chiến dịch ĐBP ảnh TTXVN

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám; tạo tiền đề vững chắc để đưa nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại -TXVN

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại, kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, chúng ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện…

Trước tình hình hiện nay, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng xuất hiện những thách thức mới trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Ảnh tư liệu QĐNDVN

Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tiếp tục là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung và huyện A Lưới nói riêng. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các đồng bào dân tộc toàn huyện tiếp tục phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài, đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, làm cho quê hương A Lưới ngày càng phát triển.

Huyện A Lưới ngày nay, tiền thân là ba Quận miền núi của tỉnh Thừa Thiên (Quận 1, Quận 3 và một phần của Quận 4), gồm 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 05 dân tộc chín: Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy và dân tộc Kinh; là nơi vùng đất "phên dậu", căn cứ địa cách mạng của Khu ủy và Quân khu Trị Thiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người dân A Lưới kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng quê hương, đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện A Lưới đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều đặc biệt hơn đối với huyện A Lưới, sáng ngày 11/3/2016, tại Quảng trường huyện A Lưới, đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện A Lưới (03/3/1976 - 03/3/2016), 50 năm Ngày giải phóng A So (11/3/1966 - 11/3/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Sau 48 năm thành lập, xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, kinh tế của huyện A Lưới đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 553,4 tỷ đồng, trong đó: Trồng trọt đạt 228 tỷ đồng, chiếm 41,24%; Chăn nuôi đạt 180 tỷ đồng, chiếm 32,6%; Lâm nghiệp đạt 110,5 tỷ đồng, chiếm 20,0%; Thuỷ sản đạt 34,4 tỷ đồng, chiếm 6,22%. Tổng giá trị sản xuất đạt 343,43 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng 224,24 tỷ đồng, chiếm 65,68%; Tiểu thủ công nghiệp đạt 119,19 tỷ đồng, chiếm 34,14%.

Toàn huyện có 210 cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề; 09 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động và triển khai đầu tư xây dựng, trong đó: 05 nhà máy thủy điện đang vận hành ; 01 Nhà máy gạch tuynel, công suất 10 triệu viên/năm; 02 mỏ khai thác đá Thanh Bình An và A Râng.

Dịch vụ, du lịch có chiều hướng phát triển tốt. Hiện có 22 homestay và 08 nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú được khoảng 700 khách/đêm. Có 13 công ty lữ hành thường xuyên đưa khách đến huyện, 17 cơ sở lưu trú, nâng tổng số cơ sở lưu trú lên 30 cơ sở. Tổng lượt khách ước đạt 55 nghìn lượt/năm; dịch vụ du lịch, lưu trú từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 22,9 tỷ/năm.

Hoàn thành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện A Lưới và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2021 - 2026. Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Hoàn thành xây dựng bản đồ hành chính huyện A Lưới. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản đạt 92,4%. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, bảo đảm tuân thủ các quy hoạch được duyệt. Hoàn thành việc chi trả tiền cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy điện A Lưới với số tiền hơn 12.470 triệu đồng.

Công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm và đi vào nền nếp. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đặc biệt là người đứng đầu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, nâng cao công tác cải cách hành chính trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Công tác giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được thực hiện kịp thời, thuận tiện, đúng pháp luật, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền . Công tác cải cách tư pháp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, tranh tụng tại phiên tòa, thi hành án được nâng lên, giảm số vụ án và thi hành án dân sự tồn đọng kéo dài.

Bên cạnh những dấu ấn nổi bật trên bức tranh tăng trưởng kinh tế của huyện; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được nâng lên; công tác giảm nghèo bền vững được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn huyện; qua ra soát cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%; 2.185 hộ cận nghèo, chiếm 15,55%. Năm 2022, công tác giảm nghèo bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,78%, tương ứng 1.623 hộ, vượt 193 hộ so với kế hoạch đề ra; số hộ nghèo toàn huyện còn lại 5.399 hộ, chiếm 38,2%; số hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70%. Cuối năm 2023 qua rà soát đã giảm 1.914 hộ nghèo, vượt 206 hộ so với kế hoạch đề ra. Qua 2 năm đã giảm 3.537 hộ nghèo, giảm 25,58%. Đến nay, còn lại 3.485 hộ nghèo, tỷ lệ còn 24,40%; 2.253 hộ cận nghèo, tỷ lệ 15,65%.

Các sự kiện chính trị, văn hoá lớn của huyện được tổ chức thành công; nhiều dấu ấn về văn hóa, giáo dục, thể thao đạt được các danh hiệu cao, đã tạo sức lan toả mạnh mẽ, được dư luận và Nhân dân khen ngợi, đánh giá tốt. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh nông thôn, an ninh dân tộc – tôn giáo, an ninh biên giới được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại thông qua kênh Đảng, chính quyền và Nhân dân được duy trì và phát triển với các huyện giáp biên nước bạn Lào và các huyện giáp ranh trong nước được tăng cường.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đổi mới và đạt nhiều kết quả quan trọng; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được tăng cường; uy tín, vị thế của huyện được nâng cao, niềm tin của Nhân dân các đồng bào dân tộc đối với cấp ủy, chính quyền được củng cố. Những kết quả nêu trên, tiếp tục nhân lên niềm tin và khát vọng, tạo ra khí thế mới, động lực mới trong công tác giảm nghèo bền vững để huyện A Lưới ngày càng phát triển.

Để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra; trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển huyện nhà, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong huyện đã và đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đoàn kết, thống nhất là việc ưu tiên hàng đầu, là phương pháp đặc biệt quan trọng trong cách mạng và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các cơ chế, chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XVI) và Nghị quyết 11-NQ/HU của Huyện uỷ (khoá XII). Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị; gắn công tác quy hoạch đô thị với bố trí nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và chỉnh trang đô thị. Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng; quy hoạch chi tiết đô thị A Lưới mở rộng; quy hoạch chung xây dựng vùng huyện A Lưới. Lập chương trình phát triển đô thị A Lưới đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất; rà soát, đăng ký danh mục công trình dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập phương án kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường năng lực thu gom, xử lý rác thải. Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Tiếp tục rà soát, xử lý các bất cập, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới…

Song song với các giải pháp về kinh tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục; duy trì tỷ lệ huy động trẻ, học sinh đến trường theo kế hoạch. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Tiếp tục quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt công tác y tế dự phòng; chú trọng đầu tư cho y tế cơ sở; củng cố và tăng cường hoạt động của y tế thôn bản nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển; nâng cao chất lượng dân số. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tăng cường xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; thực hiện tốt bảo hiểm y tế toàn dân.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng trong công tác bảo tồn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo và không có ma tuý” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”... Xây dựng và phát huy tốt các thiết chế văn hoá ở cơ sở. Bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện tốt các đề án đã được duyệt về lĩnh vực Du lịch, Bảo tồn và phát triển Thể dục - Thể thao quần chúng. Phục dựng không gian làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới tại các địa phương…

Tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng bộ huyện A Lưới đoàn kết, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, Chính quyền với Nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của huyện.

Trước mắt, tập trung cao cho công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII; trọng tâm là xây dựng các văn kiện Đại hội với những định hướng chiến lược cho sự phát triển của huyện giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo. Chủ động chuẩn bị vững chắc đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ mới “vừa hồng - vừa chuyên”, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp cán bộ dôi dư sau sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị toàn huyện trong tình hình mới.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện A Lưới, tiếp tục chung sức đồng lòng, gắn kết sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thoát nghèo bền vững, đưa huyện A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo cả nước trong năm 2024, gắn với thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khoá XII)./.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.979.785
Truy cập hiện tại 310

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Bài viết: Đảng bộ huyện A Lưới: Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng huyện ngày càng phát triển
Số lượt xem 165Ngày cập nhật 16/04/2024

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử to lớn, mang tầm thời đại sâu sắc, là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân, với khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries.

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Triệu Đại – TTXVN

Cách đây 70 năm, ngày 07/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, một trong những chiến công hiển hách, xứng đáng “Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng hay Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh".

Khi đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và địch, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Bác hồ chỉ đạo chiến dịch ĐBP ảnh TTXVN

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ, chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng tháng Tám; tạo tiền đề vững chắc để đưa nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tướng De Castries cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều ngày 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại -TXVN

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, trước hết là sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc kháng chiến, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt quan trọng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát động cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, xây dựng và sử dụng lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt; đánh địch bằng cả sức mạnh của thời đại, kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, của nhân loại; đánh địch bằng sức mình là chính, đồng thời tranh thủ tối đa sự ủng hộ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa và bè bạn khắp 5 châu; chủ động tạo nên sự chuyển hóa căn bản về thế và lực, chúng ta càng đánh càng mạnh và đẩy quân địch vào tình thế ngày càng khốn đốn, phải đầu hàng vô điều kiện…

Trước tình hình hiện nay, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển nhưng vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng. Khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng xuất hiện những thách thức mới trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Ảnh tư liệu QĐNDVN

Trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tiếp tục là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung và huyện A Lưới nói riêng. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các đồng bào dân tộc toàn huyện tiếp tục phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, tranh thủ thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài, đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, làm cho quê hương A Lưới ngày càng phát triển.

Huyện A Lưới ngày nay, tiền thân là ba Quận miền núi của tỉnh Thừa Thiên (Quận 1, Quận 3 và một phần của Quận 4), gồm 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 05 dân tộc chín: Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy và dân tộc Kinh; là nơi vùng đất "phên dậu", căn cứ địa cách mạng của Khu ủy và Quân khu Trị Thiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người dân A Lưới kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất. Trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng quê hương, đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện A Lưới đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều đặc biệt hơn đối với huyện A Lưới, sáng ngày 11/3/2016, tại Quảng trường huyện A Lưới, đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện A Lưới (03/3/1976 - 03/3/2016), 50 năm Ngày giải phóng A So (11/3/1966 - 11/3/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Sau 48 năm thành lập, xây dựng và phát triển, đặc biệt là từ năm 2020 đến nay, kinh tế của huyện A Lưới đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 553,4 tỷ đồng, trong đó: Trồng trọt đạt 228 tỷ đồng, chiếm 41,24%; Chăn nuôi đạt 180 tỷ đồng, chiếm 32,6%; Lâm nghiệp đạt 110,5 tỷ đồng, chiếm 20,0%; Thuỷ sản đạt 34,4 tỷ đồng, chiếm 6,22%. Tổng giá trị sản xuất đạt 343,43 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp - Xây dựng 224,24 tỷ đồng, chiếm 65,68%; Tiểu thủ công nghiệp đạt 119,19 tỷ đồng, chiếm 34,14%.

Toàn huyện có 210 cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề; 09 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động và triển khai đầu tư xây dựng, trong đó: 05 nhà máy thủy điện đang vận hành ; 01 Nhà máy gạch tuynel, công suất 10 triệu viên/năm; 02 mỏ khai thác đá Thanh Bình An và A Râng.

Dịch vụ, du lịch có chiều hướng phát triển tốt. Hiện có 22 homestay và 08 nhà nghỉ, các cơ sở lưu trú được khoảng 700 khách/đêm. Có 13 công ty lữ hành thường xuyên đưa khách đến huyện, 17 cơ sở lưu trú, nâng tổng số cơ sở lưu trú lên 30 cơ sở. Tổng lượt khách ước đạt 55 nghìn lượt/năm; dịch vụ du lịch, lưu trú từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 22,9 tỷ/năm.

Hoàn thành xây dựng Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 huyện A Lưới và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2021 - 2026. Hoàn thành kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Hoàn thành xây dựng bản đồ hành chính huyện A Lưới. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản đạt 92,4%. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn, bảo đảm tuân thủ các quy hoạch được duyệt. Hoàn thành việc chi trả tiền cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Thủy điện A Lưới với số tiền hơn 12.470 triệu đồng.

Công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện ngày càng được quan tâm và đi vào nền nếp. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đặc biệt là người đứng đầu. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, nâng cao công tác cải cách hành chính trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Công tác giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được thực hiện kịp thời, thuận tiện, đúng pháp luật, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền . Công tác cải cách tư pháp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, tranh tụng tại phiên tòa, thi hành án được nâng lên, giảm số vụ án và thi hành án dân sự tồn đọng kéo dài.

Bên cạnh những dấu ấn nổi bật trên bức tranh tăng trưởng kinh tế của huyện; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tiến bộ. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân được nâng lên; công tác giảm nghèo bền vững được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn huyện; qua ra soát cuối năm 2021, toàn huyện có 7.022 hộ nghèo, chiếm 49,98%; 2.185 hộ cận nghèo, chiếm 15,55%. Năm 2022, công tác giảm nghèo bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 11,78%, tương ứng 1.623 hộ, vượt 193 hộ so với kế hoạch đề ra; số hộ nghèo toàn huyện còn lại 5.399 hộ, chiếm 38,2%; số hộ cận nghèo 2.078 hộ, chiếm 14,70%. Cuối năm 2023 qua rà soát đã giảm 1.914 hộ nghèo, vượt 206 hộ so với kế hoạch đề ra. Qua 2 năm đã giảm 3.537 hộ nghèo, giảm 25,58%. Đến nay, còn lại 3.485 hộ nghèo, tỷ lệ còn 24,40%; 2.253 hộ cận nghèo, tỷ lệ 15,65%.

Các sự kiện chính trị, văn hoá lớn của huyện được tổ chức thành công; nhiều dấu ấn về văn hóa, giáo dục, thể thao đạt được các danh hiệu cao, đã tạo sức lan toả mạnh mẽ, được dư luận và Nhân dân khen ngợi, đánh giá tốt. Chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh nông thôn, an ninh dân tộc – tôn giáo, an ninh biên giới được đảm bảo. Hoạt động đối ngoại thông qua kênh Đảng, chính quyền và Nhân dân được duy trì và phát triển với các huyện giáp biên nước bạn Lào và các huyện giáp ranh trong nước được tăng cường.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đổi mới và đạt nhiều kết quả quan trọng; đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong Nhân dân được tăng cường; uy tín, vị thế của huyện được nâng cao, niềm tin của Nhân dân các đồng bào dân tộc đối với cấp ủy, chính quyền được củng cố. Những kết quả nêu trên, tiếp tục nhân lên niềm tin và khát vọng, tạo ra khí thế mới, động lực mới trong công tác giảm nghèo bền vững để huyện A Lưới ngày càng phát triển.

Để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra; trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển huyện nhà, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong huyện đã và đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đoàn kết, thống nhất là việc ưu tiên hàng đầu, là phương pháp đặc biệt quan trọng trong cách mạng và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các cơ chế, chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XVI) và Nghị quyết 11-NQ/HU của Huyện uỷ (khoá XII). Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị; gắn công tác quy hoạch đô thị với bố trí nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị và chỉnh trang đô thị. Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị A Lưới mở rộng; quy hoạch chi tiết đô thị A Lưới mở rộng; quy hoạch chung xây dựng vùng huyện A Lưới. Lập chương trình phát triển đô thị A Lưới đến năm 2045, tầm nhìn đến 2065.

Triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất; rà soát, đăng ký danh mục công trình dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập phương án kế hoạch sử dụng đất. Tăng cường năng lực thu gom, xử lý rác thải. Đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Tiếp tục rà soát, xử lý các bất cập, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện. Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới…

Song song với các giải pháp về kinh tế, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội. Nâng cao chất lượng giáo dục; duy trì tỷ lệ huy động trẻ, học sinh đến trường theo kế hoạch. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xoá mù chữ. Tiếp tục quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa đảm bảo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt công tác y tế dự phòng; chú trọng đầu tư cho y tế cơ sở; củng cố và tăng cường hoạt động của y tế thôn bản nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển; nâng cao chất lượng dân số. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tăng cường xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; thực hiện tốt bảo hiểm y tế toàn dân.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng trong công tác bảo tồn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo và không có ma tuý” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh”... Xây dựng và phát huy tốt các thiết chế văn hoá ở cơ sở. Bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện tốt các đề án đã được duyệt về lĩnh vực Du lịch, Bảo tồn và phát triển Thể dục - Thể thao quần chúng. Phục dựng không gian làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới tại các địa phương…

Tiếp tục chăm lo xây dựng Đảng bộ huyện A Lưới đoàn kết, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; trọng tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, công tác dân vận, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng, Chính quyền với Nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của huyện.

Trước mắt, tập trung cao cho công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII; trọng tâm là xây dựng các văn kiện Đại hội với những định hướng chiến lược cho sự phát triển của huyện giai đoạn 2025-2030 và những năm tiếp theo. Chủ động chuẩn bị vững chắc đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ mới “vừa hồng - vừa chuyên”, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp cán bộ dôi dư sau sát nhập các đơn vị hành chính cấp xã, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị toàn huyện trong tình hình mới.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến, quyết thắng; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân huyện A Lưới, tiếp tục chung sức đồng lòng, gắn kết sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại, nỗ lực phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thoát nghèo bền vững, đưa huyện A Lưới ra khỏi 74 huyện nghèo cả nước trong năm 2024, gắn với thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khoá XII)./.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày