Bài viết: Huyện A Lưới sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững
Số lượt xem 901Ngày cập nhật 22/04/2024

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Sau 10 năm quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tính dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40) và đạt được nhưng kết quả rất tích cực.

Bí thư Huyện uỷ Huỳnh Công Quảng làm việc với Phòng giao dịch NHCS huyện

Trong thời gian qua, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga-Ukraine kéo dài; hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn đang hiện hữu… trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và người dân các dân tộc thiểu số toàn huyện, đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp với quyết tâm cao, nổ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, tập trung phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy về đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nhất là đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.

Đ/c Huỳnh Công Quảng kiểm tra xoá nhà tạm tại xã A Roàng

Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư (Kết luận 06) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị 12-CT/TU ngày 10/8/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 12). Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng được biết, để được tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội, góp phần vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Kịp thời chỉ đạo việc thực hiện điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn tín dụng chính sách theo quy định, đảm bảo kịp thời và đúng đối tượng; phân bổ kế hoạch vốn tín dụng chính sách, chỉ đạo việc cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay gắn với kiểm tra thực hiện kế hoạch của huyện, về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư và Chỉ thị 12 của BTV tỉnh uỷ và kế hoạch của Huyện uỷ. Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT), NHCSXH huyện đã kịp thời phân giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng để tổ chức triển khai thực hiện, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhân dân trên địa bàn. Ban đại diện HĐQT - NHCSXH tích cực tham mưu HĐND, UBND huyện chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương để ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng - PBT, Chủ tịch UBND huyện thăm, kiểm tra xoá nhà tạm

Các phòng, ban của huyện đã chủ động tham mưu rà soát các nguồn vốn, ủy thác sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện để cho vay, đến 31/3/2024 nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt 5,02 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so với năm 2023 và tăng hơn 5 tỷ so với thời điểm chưa có Chỉ thị 40; đồng thời, trong quá trình xây dựng các đề án liên quan đến giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm lồng ghép các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng khó khăn. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện điều tra, rà soát xác định và bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo đúng quy định, tạo thuận lợi cho NHCSXH giải ngân cho vay; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, nhận ủy thác, thôn, bản làm tốt công tác rà soát nhu cầu vay vốn, bình xét vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi đến hạn trên địa bàn. Bố trí địa điểm giao dịch, công khai các nội dung về tín dụng chính sách tới Nhân dân; tăng cường giám sát, bố trí lực lượng trực đảm bảo an toàn an ninh trật tự tại các phiên giao dịch ở các xã, thị trấn trên địa bàn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước được đầy đủ, kịp thời, thuận tiện.

Công tác phối hợp của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội được coi trọng. Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc nâng cao trách nhiệm, thực hiện chức năng giám sát cộng đồng với thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã phát huy vai trò trong phối hợp với NHCSXH, các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân; tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội, qua đó nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, toàn dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị trong hướng dẫn, bình xét đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ gắn kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; lồng ghép thực hiện chương trình vay vốn với các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội... qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Kết quả, đến 31/3/2024, dư nợ cho vay thông qua ủy thác tại các tổ chức chính trị - xã hội đạt gần 537 tỷ đồng, chiếm 99,18% trên tổng dư nợ, với 225 tổ tiết kiệm và vay vốn, số khách hàng dư nợ 10.192 hộ; tỷ lệ nợ quá hạn thông qua cho vay ủy thác tại các tổ chức chính trị - xã hội chỉ chiếm 0,053%.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép, phối hợp giữa chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước với các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhiều mô hình kinh tế được tổ chức cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tham gia mang lại hiệu quả cao, như: Mô hình trồng chuối già lùn, chăn nuôi bò, trồng rừng sản xuất, trồng hoa, dệt zèng, …. mang lại giá trị kinh tế cao, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống tại các thôn, bản,....

Chương trình tín dụng chính sách xã hội trong thời gian qua theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư trên địa bàn huyện A Lưới được triển khai đồng bộ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực. Tổng dư nợ đến 31/3/2024 đạt trên 541 tỷ đồng; chất lượng tín dụng được nâng lên, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ thấp 0,062% tổng dư nợ, qua giám sát việc cho vay đều đảm bảo đúng đối tượng; việc sử dụng vốn vay của các các hộ gia đình được vay vốn đúng mục đích và khá hiệu quả, nhiều hộ gia đình sử dụng rất hiệu quả. Qua đó đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện cuối năm 2023 còn 24,3%, giảm 25,68% so với thời điểm cuối năm 2021, góp phần giúp huyện A Lưới thoát ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trong năm 2024.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững trong thời gian tới, Huyện uỷ A Lưới đã xác định, tập trung tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Kết luận số 06 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chính sách của Nhà nước nói chung, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tới Nhân dân các dân tộc thiểu số trong huyện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm và xử lý nợ rủi ro theo quy định; góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững đưa huyện A Lưới ngày càng phát triển./.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 6.010.009
Truy cập hiện tại 926

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Bài viết: Huyện A Lưới sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững
Số lượt xem 902Ngày cập nhật 22/04/2024

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Sau 10 năm quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tính dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40) và đạt được nhưng kết quả rất tích cực.

Bí thư Huyện uỷ Huỳnh Công Quảng làm việc với Phòng giao dịch NHCS huyện

Trong thời gian qua, tình hình thế giới biến động rất nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga-Ukraine kéo dài; hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn đang hiện hữu… trong khi đó, dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và người dân các dân tộc thiểu số toàn huyện, đã phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp với quyết tâm cao, nổ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong đó, tập trung phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy về đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội, nhất là đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.

Đ/c Huỳnh Công Quảng kiểm tra xoá nhà tạm tại xã A Roàng

Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư (Kết luận 06) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị 12-CT/TU ngày 10/8/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 12). Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là các đối tượng thụ hưởng được biết, để được tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội, góp phần vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Kịp thời chỉ đạo việc thực hiện điều tra, rà soát, bổ sung đối tượng đủ điều kiện vay vốn tín dụng chính sách theo quy định, đảm bảo kịp thời và đúng đối tượng; phân bổ kế hoạch vốn tín dụng chính sách, chỉ đạo việc cho vay của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay gắn với kiểm tra thực hiện kế hoạch của huyện, về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40, Kết luận 06 của Ban Bí thư và Chỉ thị 12 của BTV tỉnh uỷ và kế hoạch của Huyện uỷ. Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT), NHCSXH huyện đã kịp thời phân giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng để tổ chức triển khai thực hiện, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhân dân trên địa bàn. Ban đại diện HĐQT - NHCSXH tích cực tham mưu HĐND, UBND huyện chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương để ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Đ/c Nguyễn Mạnh Hùng - PBT, Chủ tịch UBND huyện thăm, kiểm tra xoá nhà tạm

Các phòng, ban của huyện đã chủ động tham mưu rà soát các nguồn vốn, ủy thác sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện để cho vay, đến 31/3/2024 nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt 5,02 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so với năm 2023 và tăng hơn 5 tỷ so với thời điểm chưa có Chỉ thị 40; đồng thời, trong quá trình xây dựng các đề án liên quan đến giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm lồng ghép các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng khó khăn. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện điều tra, rà soát xác định và bổ sung danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo đúng quy định, tạo thuận lợi cho NHCSXH giải ngân cho vay; chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, nhận ủy thác, thôn, bản làm tốt công tác rà soát nhu cầu vay vốn, bình xét vay vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, thu lãi đến hạn trên địa bàn. Bố trí địa điểm giao dịch, công khai các nội dung về tín dụng chính sách tới Nhân dân; tăng cường giám sát, bố trí lực lượng trực đảm bảo an toàn an ninh trật tự tại các phiên giao dịch ở các xã, thị trấn trên địa bàn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước được đầy đủ, kịp thời, thuận tiện.

Công tác phối hợp của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội được coi trọng. Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc nâng cao trách nhiệm, thực hiện chức năng giám sát cộng đồng với thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở đã phát huy vai trò trong phối hợp với NHCSXH, các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân; tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội trong việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội, qua đó nâng cao hiệu quả giám sát cộng đồng, toàn dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị trong hướng dẫn, bình xét đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, dân chủ gắn kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả; lồng ghép thực hiện chương trình vay vốn với các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội... qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách của các tổ tiết kiệm và vay vốn. Kết quả, đến 31/3/2024, dư nợ cho vay thông qua ủy thác tại các tổ chức chính trị - xã hội đạt gần 537 tỷ đồng, chiếm 99,18% trên tổng dư nợ, với 225 tổ tiết kiệm và vay vốn, số khách hàng dư nợ 10.192 hộ; tỷ lệ nợ quá hạn thông qua cho vay ủy thác tại các tổ chức chính trị - xã hội chỉ chiếm 0,053%.

Cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép, phối hợp giữa chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước với các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Nhiều mô hình kinh tế được tổ chức cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tham gia mang lại hiệu quả cao, như: Mô hình trồng chuối già lùn, chăn nuôi bò, trồng rừng sản xuất, trồng hoa, dệt zèng, …. mang lại giá trị kinh tế cao, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống tại các thôn, bản,....

Chương trình tín dụng chính sách xã hội trong thời gian qua theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban Bí thư trên địa bàn huyện A Lưới được triển khai đồng bộ với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đạt được những kết quả tích cực. Tổng dư nợ đến 31/3/2024 đạt trên 541 tỷ đồng; chất lượng tín dụng được nâng lên, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ thấp 0,062% tổng dư nợ, qua giám sát việc cho vay đều đảm bảo đúng đối tượng; việc sử dụng vốn vay của các các hộ gia đình được vay vốn đúng mục đích và khá hiệu quả, nhiều hộ gia đình sử dụng rất hiệu quả. Qua đó đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện cuối năm 2023 còn 24,3%, giảm 25,68% so với thời điểm cuối năm 2021, góp phần giúp huyện A Lưới thoát ra khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trong năm 2024.

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững trong thời gian tới, Huyện uỷ A Lưới đã xác định, tập trung tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Kết luận số 06 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền các chính sách của Nhà nước nói chung, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tới Nhân dân các dân tộc thiểu số trong huyện. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm và xử lý nợ rủi ro theo quy định; góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững đưa huyện A Lưới ngày càng phát triển./.

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày