Thủ tướng đối thoại với nông dân Tây Nguyên
Số lượt xem 2093Ngày cập nhật 29/09/2020

Theo PLTPHCM - Chiều 28-9, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Namphối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.

Hàng loạt vấn đề như hướng phát triển ngành nông nghiệp, nạn sản xuất phân bón giả…

đã được đưa ra thảo luận trong Hội nghị đối thoại với nông dân (ảnh: PLTPHCM)

Chủ đề của buổi đối thoại lần này là “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, giữ vững tăng trưởng giá trị nông sản Việt giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.

Xử lý nghiêm hành vi sản xuất, tiêu thụ phân bón giả

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về vai trò của nông dân và cho biết nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 40 tỉ USD sản phẩm nông nghiệp, con số này có thể tăng gần 42 tỉ USD trong năm 2020.

“Phát triển nông nghiệp cần phải đẩy mạnh mở rộng thị trường, mở rộng chế biến và tạo điều kiện cho nông dân vay vốn. Ngoài ra, đầu vào của sản xuất nông nghiệp bền vững như giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cũng là một khâu quan trọng” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và đề nghị các đại biểu tập trung vào những vấn đề chính, cấp thiết của ngành nông nghiệp cần phương hướng tháo gỡ.

Tại hội nghị, nông dân Đỗ Thanh Toán (Đắk Lắk) đặt câu hỏi về giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay cà phê Việt Nam đang được các thị trường nước ngoài như Nhật Bản rất ưa chuộng, chính điều này đã khẳng định được giá trị của cây cà phê Việt Nam. “Để phát triển cây cà phê cần phải có thâm canh tốt, phải nâng cao chất lượng và có quy hoạch cụ thể vùng trồng cà phê” - Thủ tướng nói.

Cũng theo Thủ tướng, Chính phủ đang mở rộng thị trường, các hướng chế biến và giữ gìn giá trị cà phê Đắk Lắk. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ cà phê chế biến sâu chỉ mới đạt 12%, do đó cần phải nâng cao, mở rộng thương hiệu để quảng bá mặt hàng này. Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản, trung ương sẽ hỗ trợ vốn...

Trong khi đó, chị Trần Thị Hoàng Anh (Gia Lai) đặt câu hỏi về các giải pháp để chống nạn sản xuất và tiêu thụ phân bón giả. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết cần có sự tăng cường kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các cơ quan cấp tỉnh để giám sát quá trình sản xuất, sử dụng phân bón.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử phải có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, tiêu thụ phân bón giả. “Hành vi sản xuất phân bón giả, giống giả phải bị lên án” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Đầu tư phát triển các khu chế biến nông sản

Tại hội nghị, một số đại biểu nông dân đã đặt câu hỏi về hướng đi đối với cây mắc ca, bởi trong thời gian gần đây một số địa phương trồng mắc ca nhưng không cho trái hoặc có rất ít trái.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết cần phải kiểm tra xem ai đã cung cấp nguồn giống cây mắc ca này cho người dân. Trong hôm nay (29-9), Bộ NN&PTNT cùng một số cơ quan khác sẽ có buổi bàn về hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Trong khi đó, một số nông dân đề nghị Chính phủ mở rộng các khu chế biến nông sản trên địa bàn Tây Nguyên, đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp chế biến.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương nhanh chóng có những phương án tháo gỡ những khó khăn của bà con nông dân, kịp thời hỗ trợ để bà con phát triển trong thời gian tới.

Thủ tướng đã đặt ra hai vấn đề lớn là làm sao hình thành lớp nông dân trẻ với tư duy mới, suy nghĩ phải đổi mới nền nông nghiệp và tinh thần tự lực tự cường của nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng

Cũng trong chiều 28-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk về tình hình thực hiện mục tiêu kép.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Đắk Lắk đã có sự cố gắng lớn, nhiều mặt, liên tục nên đã đạt được nhiều thành tựu trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.

Về định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao quy mô, chất lượng nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Đắk Lắk với các vùng kinh tế lớn của đất nước; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.867.839
Truy cập hiện tại 1.559

Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Thủ tướng đối thoại với nông dân Tây Nguyên
Số lượt xem 2094Ngày cập nhật 29/09/2020

Theo PLTPHCM - Chiều 28-9, tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân do Trung ương Hội Nông dân Việt Namphối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu.

Hàng loạt vấn đề như hướng phát triển ngành nông nghiệp, nạn sản xuất phân bón giả…

đã được đưa ra thảo luận trong Hội nghị đối thoại với nông dân (ảnh: PLTPHCM)

Chủ đề của buổi đối thoại lần này là “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, giữ vững tăng trưởng giá trị nông sản Việt giúp nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”.

Xử lý nghiêm hành vi sản xuất, tiêu thụ phân bón giả

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về vai trò của nông dân và cho biết nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 40 tỉ USD sản phẩm nông nghiệp, con số này có thể tăng gần 42 tỉ USD trong năm 2020.

“Phát triển nông nghiệp cần phải đẩy mạnh mở rộng thị trường, mở rộng chế biến và tạo điều kiện cho nông dân vay vốn. Ngoài ra, đầu vào của sản xuất nông nghiệp bền vững như giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cũng là một khâu quan trọng” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và đề nghị các đại biểu tập trung vào những vấn đề chính, cấp thiết của ngành nông nghiệp cần phương hướng tháo gỡ.

Tại hội nghị, nông dân Đỗ Thanh Toán (Đắk Lắk) đặt câu hỏi về giải pháp để phát triển ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện nay cà phê Việt Nam đang được các thị trường nước ngoài như Nhật Bản rất ưa chuộng, chính điều này đã khẳng định được giá trị của cây cà phê Việt Nam. “Để phát triển cây cà phê cần phải có thâm canh tốt, phải nâng cao chất lượng và có quy hoạch cụ thể vùng trồng cà phê” - Thủ tướng nói.

Cũng theo Thủ tướng, Chính phủ đang mở rộng thị trường, các hướng chế biến và giữ gìn giá trị cà phê Đắk Lắk. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ cà phê chế biến sâu chỉ mới đạt 12%, do đó cần phải nâng cao, mở rộng thương hiệu để quảng bá mặt hàng này. Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản, trung ương sẽ hỗ trợ vốn...

Trong khi đó, chị Trần Thị Hoàng Anh (Gia Lai) đặt câu hỏi về các giải pháp để chống nạn sản xuất và tiêu thụ phân bón giả. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết cần có sự tăng cường kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các cơ quan cấp tỉnh để giám sát quá trình sản xuất, sử dụng phân bón.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử phải có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, tiêu thụ phân bón giả. “Hành vi sản xuất phân bón giả, giống giả phải bị lên án” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Đầu tư phát triển các khu chế biến nông sản

Tại hội nghị, một số đại biểu nông dân đã đặt câu hỏi về hướng đi đối với cây mắc ca, bởi trong thời gian gần đây một số địa phương trồng mắc ca nhưng không cho trái hoặc có rất ít trái.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết cần phải kiểm tra xem ai đã cung cấp nguồn giống cây mắc ca này cho người dân. Trong hôm nay (29-9), Bộ NN&PTNT cùng một số cơ quan khác sẽ có buổi bàn về hướng phát triển cây mắc ca trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Trong khi đó, một số nông dân đề nghị Chính phủ mở rộng các khu chế biến nông sản trên địa bàn Tây Nguyên, đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp chế biến.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương nhanh chóng có những phương án tháo gỡ những khó khăn của bà con nông dân, kịp thời hỗ trợ để bà con phát triển trong thời gian tới.

Thủ tướng đã đặt ra hai vấn đề lớn là làm sao hình thành lớp nông dân trẻ với tư duy mới, suy nghĩ phải đổi mới nền nông nghiệp và tinh thần tự lực tự cường của nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng hệ thống giao thông kết nối vùng

Cũng trong chiều 28-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk về tình hình thực hiện mục tiêu kép.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Đắk Lắk đã có sự cố gắng lớn, nhiều mặt, liên tục nên đã đạt được nhiều thành tựu trong bối cảnh khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.

Về định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao quy mô, chất lượng nền kinh tế; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp…

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối Đắk Lắk với các vùng kinh tế lớn của đất nước; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

ĐTĐ (sưu tầm và đăng tin)
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày