Tìm kiếm tin tức

 

   Đồng chí HUỲNH CÔNG QUẢNG                  TUV, BÍ THƯ HUYỆN ỦY

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong trái tim đồng bào dân tộc huyện A Lưới
Số lượt xem 6073Ngày cập nhật 10/05/2020

Trong những ngày tháng Năm lịch sử, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), mỗi người dân Việt Nam chúng ta nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới nói riêng, đều nhớ đến Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả khi hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - trái tim của cả nước với tấm lòng trân trọng, biết ơn và thành kính. Đã hơn 51 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức vĩ đại, sáng ngời của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trường tồn theo thời gian, mãi mãi tỏa sáng trong hành trình phát triển của nhân dân ta và nhân loại tiến bộ.

Bác Hồ với đồng báo dân tộc thiểu số (ảnh: Internet)

 

Là huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở phía Tây giáp nước bạn Lào; mãnh đất A Lưới, không chỉ là chiến khu cách mạng nổi tiếng, mà còn ghi dấu ấn tấm lòng của đồng bào các dân tộc thiểu số, như: Tà ôi, Cơ tu, Pa cô, Pa hy, Vân kiều,… luôn một lòng son sắt với Đảng, với Bác Hồ kính yêu. Với niềm tin lời dạy của Bác, từ trong máu lửa của cuộc kháng chiến vĩ đại, những tên đất: A So, A Lưới, A Bia, Cooh cava, Dốc Mèo,…; tên người như: Anh hùng Hồ Vai, Kăn Lịch, Kăn Đờm, A Nun, Hồ Dục, Cu Tríp, Căn Tréc,… đã đi vào lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ghi nhận những thành tích, công lao to lớn của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đảng bộ và nhân dân huyện A Lưới và 18 tập thể, 08 cá nhân; phong tặng 26 bà mẹ Việt Nam Anh hùng và nhiều danh hiệu, huân, huy chương cao quý khác; toàn huyện hiện có 800 liệt sỹ, 500 thương binh đã anh dũng hy sinh và đóng góp một phần thân thể của mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Anh hùng Hồ Đức Vai với bức ảnh chúp với Bác Hồ năm 1965 tại phủ Chủ tịch (ảnh: Internet)

Trong trái tim đồng bào các dân tộc huyện A Lưới, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua lời kể của Già làng Hồ Thanh Xoa (dân tộc Tà ôi), nguyên ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy đã nghỉ hưu tại xã A Ngo cho biết: Sau khi Bác mất (2/9/1969) Khu ủy Trị - Thiên đã tổ chức lễ truy điệu Bác tại dóc Ka Bồi già (giáp xã Đông Sơn, A Ngo), thuộc Binh trạm 47, Đoàn 559; tại lễ truy điệu đã diễn ra ba sự kiện quan trọng: (1)truy điệu Bác Hồ với việc đọc biếu văn của Trung ương và phát động phong trào trồng 01 triệu góc sắn thắng Mỹ, (2)phát động các dân tộc thiếu số Miền Tây Trị - Thiên tự nguyện mang họ Bác Hồ (thực tế việc đổi sang họ Hồ của đồng bào Miền Tây Trị - Thiên đã có từ trước năm 1969, nhưng không phổ biến), (3)phát động phong trào phát triển Đảng viên mới theo tinh thần sống, làm việc, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Sự kiện đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Trị - Thiên (trước đây) và nay là huyện A Lưới, đồng loạt đổi sang họ Bác Hồ là sự kiện đặc biệt có một không hai, đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc, một nét văn hóa, chính trị độc đáo, sâu sắc trong thời đại Hồ Chí Minh; đây là một sự kiện văn hóa đột phá vượt mọi khuôn khổ quy định của luật tục, đứng trên luật tục; sự kiện ấy là cao trào cảm xúc, của những tình cảm thiêng liêng của đồng bào dân tộc A Lưới dành cho lãnh tụ của mình, như người cha già kính yêu của dân tộc…

Phục dựng lại lễ mang họ Bác Hồ (1969) tại làng Đồng Mô, Hà Nội (ảnh: Iternet)

Theo ông Lê Anh Miêng, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: Năm 2003, tại Hội thảo mang họ Bác Hồ lần thứ nhất được tổ chức tại hội trường Huyện ủy, giữa huyện Đakarông, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) và huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) với 63 đại biểu tham gia, đã thống nhất lấy ngày 02/9/1969 là ngày mang họ Bác Hồ của đồng bào dân tộc thiểu số Miền Tây Quảng Trị và Thừa Thiên Huế...

Cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thắng lợi vào tháng 4 năm 1975; gần một năm sau, vào tháng 3 năm 1976, huyện A Lưới chính thức được thành lập, trên cơ sở hợp nhất ba quận: Quận I, Quận III và 2 xã của Quận IV với đa số là đồng bào dân tộc Tà Ôi, Ka Tu, Pa Cô, Pa Hy; ngoài các xã đồng bào dân tộc thiểu số huyện A Lưới còn đón nhận đồng bào Kinh từ huyện Phong Điền, Quảng Điền (Hương Điền) và Phú Vang, Hương Thủy (Hương Phú) lên lập nghiệp xây dựng quê hương mới: Xã Sơn Thủy, Phú Vinh, Hương phong với biết bao nhiêu khó khăn, thách thức sau ngày giải phóng. Ngay từ những ngày đầu thành lập huyện Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc huyện A Lưới càng tỏ rõ quyết tâm thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...

Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta.

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta”...

 

Bác Hồ với thiếu nhi đồng bào dân tộc thiểu số (ảnh: Internt)

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta càng tự hào về: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta...”. Vinh dự được mang họ Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đồng bào các dân tộc huyện A Lưới, ngày càng tin tưởng và quyết tâm hành động để thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã chọn. Từ 06 đảng viên lúc mới thành lập chi bộ đầu tiên (1949), đến nay, Đảng bộ huyện có 53 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy, 228 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, tổng số đảng viên (đến 19/3/2020) là 4.946 đồng chí; có khả năng đảm nhận nhiệm vụ chính trị của địa phương cả trước mắt và lâu dài. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm (năm 2010 có 24,58%; đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 18,05%); các chính sách cho người nghèo, người có công và người dân tộc thiểu số giải quyết đúng đối tượng, kịp thời.

A Lưới ngày nay đang đổi mới (ảnh: Intenet)

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta càng tự hào về: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ cho dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta...”. Vinh dự được mang họ Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đồng bào các dân tộc huyện A Lưới, ngày càng tin tưởng và quyết tâm hành động để thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng và Bác Hồ đã chọn. Từ 06 đảng viên lúc mới thành lập chi bộ đầu tiên (1949), đến nay, Đảng bộ huyện có 53 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy, 228 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở, tổng số đảng viên (đến 19/3/2020) là 4.946 đồng chí; có khả năng đảm nhận nhiệm vụ chính trị của địa phương cả trước mắt và lâu dài. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm (năm 2010 có 24,58%; đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 18,05%); các chính sách cho người nghèo, người có công và người dân tộc thiểu số giải quyết đúng đối tượng, kịp thời.

Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia

Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực; chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được nâng lên. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, hàng năm tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng từ 1,5 đến 2%, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm 0,5 đến 01%; Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả cao, huyện A Lưới đã được công nhận phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 2, xóa mù chữ đạt mức độ 2. Toàn huyện có 31 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 62 %.

Các nhân chứng mang họ Bác Hồ (ảnh: Iternet)

Công tác khám chữa bệnh BHYT được triển khai trên tất cả các trạm y tế xã, thị trấn. Thực hiện tốt Đề án phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn dưới 12%, giảm 5% so với năm 2015. Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản được hoàn chỉnh, đến nay, đã có 17/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đang ở mức 18,4% (năm 2015: 11,7%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,58% (năm 2015: 1,53%)...

Bia tưởng niệm tại xã Trung Sơn (được làm năm 2018)

Giờ đây sống trong hòa bình, ấm no, đồng bào các dân tộc A Lưới càng bồi hồi, xúc động dạt dào khi nghĩ về Bác Hồ. Và trong sâu thẳm trái tim đồng bào dân tộc luôn thầm hứa và ghi sâu lời dạy: “Được mang họ Bác Hồ thì phải sống, lao động, học tập, chiến đấu, sản xuất cho thật tốt để Bác vui lòng”; để từ đó, nỗ lực phấn đấu, thi đua nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng chung sức, chung lòng xây dựng quê hương A Lưới giàu đẹp./.


 

 

ĐTĐ
       
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.934.194
Truy cập hiện tại 2.886